Đánh Bại “Quái Vật” Trì Hoãn

Đã bao lần bạn quyết tâm làm một việc gì đó?

Luyện thi, ôn bài cho kỳ thi cuối kỳ, đọc xong 5 cuốn sách,… trong vòng một tháng.

Nhưng rồi tuần đầu tiên qua đi, bạn chẳng làm được gì cả. “Quái vật” trì hoãn đến thì thầm với bạn: “Vẫn còn thời gian 3 tuần nữa! Không cần vội!” và bạn cảm thấy ý kiến đó không tồi. Cứ thế, một tuần, hai tuần, ba tuần,… trôi qua. Đến những ngày cuối cùng, khi phát hiện bản thân chưa làm được gì trong gần một tháng trời, bạn mới bắt đầu lo lắng và lao đầu vào thực hiện theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Kết quả là, bạn bỏ ngang không thực hiện dự định nữa, hoặc là bạn làm qua loa công việc để kịp thời hạn dự định và chắc chắn kết quả sẽ chẳng tốt như bạn mong đợi.

Khi đề cập đến nguyên nhân tạo ra “quái vật” trì hoãn, các nhà khoa học đã liệt kê ra ba yếu tố chính.

Đối lập trong suy nghĩ

Bạn quyết tâm làm bài và ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Bạn đã vạch ra kế hoạch nhưng vẫn chần chừ chưa thực hiện mà dành thời gian đó để thư giãn: lướt Facebook, chơi game và xem Youtube

Khi phải làm một công việc đòi hỏi khả năng tư duy hay phải làm việc trong khoảng thời gian rất dài, não bộ sẽ lập tức hình thành hai luồng suy nghĩ:

Một là, cảm giác khó chịu và mong muốn làm một việc thoải mái hơn.

Hai là, ý chí quyết tâm thực hiện công việc.

Thông thường, chúng ta sẽ nghiêng về suy nghĩ đầu tiên. Bởi, chúng ta suy nghĩ rằng công việc này không quan trọng hoặc là còn quá nhiều thời gian để thực hiện. Và sau khi có suy nghĩ ỷ lại đó, bạn sẽ không còn theo đuổi mục tiêu ban đầu mà hoàn toàn tập trung vào việc thỏa mãn cảm xúc.

Bên cạnh đó, mạng xã hội trở thành cám dỗ hấp dẫn khiến chúng ta bỏ bê kế hoạch của mình. Trung bình mỗi ngày chúng ta dành hết 5 giờ đồng hồ để truy cập Internet, phần lớn thời gian trong số đó là để giải trí. Đây chính là yếu tố đáng sợ làm chúng ta sao nhãng trong công việc và học tập, đặc biệt là vào mùa thi.

Nghi ngờ khả năng của bản thân

Bạn ấp ủ mong muốn tân trang căn phòng của mình đẹp đẽ như tranh vẽ. Bạn dự định sẽ trang trí căn phòng với rất nhiều vật dụng lấp lánh bắt mắt và hoàn toàn do bạn tự tay thiết kế. Tuy nhiên, bạn lo ngại rằng bạn không thể đủ thời gian và chi phí để mua những vật dụng cần thiết. Đồng thời, bạn đang lo lắng rằng mình không đủ khéo léo để tự làm hết toàn bộ vật trang trí.

Có rất nhiều bạn có ý tưởng rất táo bạo và độc đáo nhưng không thể nào chuyển đổi những suy nghĩ đó thành thực tế vì các bạn sợ sẽ bị người khác so sánh hay đánh giá khi thất bại hoặc có suy nghĩ rằng không làm gì đồng nghĩa với không rủi ro.

Dự đoán tương lai không chính xác

“Chơi nốt hôm nay thôi!”

“Ngày mai chắc chắn mình sẽ làm!”

Chúng ta chỉ có xu hướng chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân và cố gắng làm sao để mình cảm thấy thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, chúng không ngừng tưởng tượng đến viễn cảnh tươi đẹp khi hoàn thành xong mục tiêu.

“Đọc xong 5 cuốn sách này, tư duy của mình sẽ logic hơn”

“Luyện tập xong những bài test này, mình có thể đạt được 1000 điểm cho kỳ thi đánh giá năng lực ấy chứ!”

Những viễn cảnh này làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn thỏa mãn với kết quả trong tương lai và quên mất rằng chỉ khi bạn bắt tay vào thực hiện thì viễn cảnh ấy mới diễn ra. Điều này vô tình sẽ lại chúng ta tiếp tục trì hoãn.

Vậy làm thế nào để đánh bại con “quái vật” trì hoãn đáng sợ này?

Nuôi cấy ý định – “Nếu… thì…”

Theo nghiên cứu, sự trì hoãn được “nuôi dưỡng” bởi những yếu tố đến từ cảm xúc của chúng ta. Chính vì vậy, để loại bỏ sự trì hoãn, chúng ta cần nâng cao Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence).

Bạn hãy xác định những thời điểm chúng ta bị chi phối bởi những cám dỗ và sử dụng kịp thời cấu trúc “Nếu… thì…”

“Nếu không ôn tập và làm những bài test này, mình sẽ không đạt được điểm số cao trong kỳ thi sắp tới.”

“Nếu không mua vật dụng ngay lúc này, căn phòng của mình sẽ mãi không đẹp đẽ hơn được”

Bằng cách này, chúng ta sẽ xác định được những cảm xúc tiêu cực tác động đến việc thực hiện mục tiêu và dùng ý chí của bản thân để thay đổi cảm xúc đó.  

Chia nhỏ mục tiêu

Thay vì những mục tiêu quá lớn và tổng quát như là: đọc hết 3 cuốn sách trong vòng một ngày, làm hết 120 câu hỏi của đề ôn thi trong buổi sáng, trang trí căn phòng trong vòng 2 giờ đồng hồ,… chúng ta có thể chia nhỏ chúng thành những công việc nhỏ hơn:

Đọc hết 5 chương trong ngày hôm nay và những chương kế tiếp trong ngày hôm sau.

Hoàn thành 60 câu trong buổi sáng và 60 câu trong buổi chiều.

Sàng lọc những đồ dùng không cần thiết, mua mới những vật dụng phù hợp, bắt đầu thiết kế và trang trí căn phòng,…

Việc chia nhỏ các mục tiêu sẽ khiến chúng ta dễ dàng thực hiện công việc và không chán nản. Bạn có thể dùng một tờ giấy để ghi chú lại những việc cần làm, mỗi khi hoàn thành xong một công việc nhỏ, bạn hãy gạch bỏ nó đi. Điều này sẽ làm bạn thêm phần hứng khởi khi biết mình đã thực hiện mục tiêu đến đâu hay vui sướng khi sắp hoàn thành mục tiêu.

Quy tắc 2 phút

Bạn sẽ chỉ hoàn thành công việc khi thực sự bắt tay vào thực hiện nó.

“Nếu bạn muốn đọc sách, hãy bắt đầu với 2 phút đọc lướt vài trang đầu tiên”

“Nếu bạn muốn trang trí căn phòng, hãy bắt tay vào việc dọn dẹp những tờ giấy hay mẩu rác nhỏ xung quanh căn phòng trong 2 phút”

Sau 2 phút, bạn sẽ cảm thấy bị cuốn vào công việc đó và dễ dàng tiếp tục thực hiện những công việc tiếp theo. Mấu chốt ở đây chính là bạn cần phải duy trì hành động này trong khoảng thời gian dài, và từ từ hành động sẽ biến thành thói quen hằng ngày của bạn. Bạn có thể thoải mái đọc sách mỗi ngày như một niềm vui, hay tiện tay dọn dẹp căn phòng như một thói quen tốt.  

Bên cạnh đó, bạn nên tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần thực hiện để có thêm động lực trong những lần tiếp theo.

Có thể nói, trì hoãn chính là sản phẩm của cảm xúc và suy nghĩ có chủ đích của mỗi người.

Để loại bỏ sự trì hoãn, chúng ta cần phải khắc khe hơn với bản thân và áp dụng những phương pháp trong bài viết nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin Thực tập Internship.edu.vn

ƯU ĐÃI NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN: NHẬP NGAY MÃ “uptet” ĐỂ ĐƯỢC GIẢM NGAY 20% KHI ĐẶT MUA BỘ ĐỀ. MÃ ƯU ĐÃI CHỈ DÀNH CHO 100 BẠN ĐẶT MUA SỚM NHẤT VÀ KẾT THÚC VÀO NGÀY 24/01/2020. ĐẶT MUA NGAY

Leave a Comment