Luyện năng lực ngày 9 – Ngôn ngữ

1. Giữa hai câu thơ “Con thuyền xuôi mái nước song song” (Tràng giang – Huy Cận) và “Gác mái ngư ông về viễn phố” (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan) có sự khác nhau như thế nào?

2. Tác phẩm nào sau đây không thuộc dòng thơ cách mạng?

3. Theo bạn, câu sau sai chỗ nào: “Vào ngày chủ nhật vừa qua, trận đấu giữa Việt Nam gặp Thái Lan diễn ra rất hấp dẫn.”


 

4 thoughts on “Luyện năng lực ngày 9 – Ngôn ngữ”

    1. Chào em, trong câu trên, lỗi sai nằm ở cụm từ “Trận đấu giữa Việt Nam gặp Thái Lan”.
      Giới từ “giữa” thường được sử dụng chung với giới từ “và”. Ví dụ “mối quan hệ giữa anh và em”.
      Vì thế trong câu này, người viết phải sửa câu thành “Vào ngày chủ nhật vừa qua, trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan diễn ra rất hấp dẫn.” Hoặc “Vào ngày chủ nhật vừa qua, trận đấu Việt Nam gặp Thái Lan diễn ra rất hấp dẫn.”

  1. Nguyễn Thơ

    Dạ cho em hỏi về câu đầu tiên là: tại sao mình có thể so sánh 2 tấm trạng buồn của 2 con người qua 2 dòng thơ, ở 2 thời đại, 2 hoàn cảnh khác nhau được ạ. Ai dám nói chắc là nỗi buồn thời đại của huy cận là buồn hơn nỗi buồn cá nhân của bà huyện thanh quan được ạ

    1. Chào em,

      Như em chia sẻ, chắc chắn là mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tuy nhiên, trong câu hỏi này, mục đích của người ra đề là muốn kiểm tra khả năng cảm thụ ý nghĩa sau mỗi câu thơ của người đọc.

      Vì sao lại nói câu thơ của Huy Cận lại buồn hơn của Bà Huyện Thanh Quan?

      Nếu như đọc kỹ câu thơ của Huy Cận “Con thuyền xuôi mái nước song song” thì ta có thể thấy xung quanh tác giả chỉ có “ta với ta” cùng một dòng sông lặng lẽ trôi không biết đích đến là đâu. Điều này cho thấy đó là một nỗi buồn man mác, cô đơn không biết đến bao giờ.

      Trong khi đó, ở câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Gác mái ngư ông về viễn phố”, ta sẽ thấy được đích đến của nhân vật là “viễn phố” (bến xa) và cũng cảm nhận được rằng đâu đó ở “viễn phố” vẫn còn có âm thanh, sức sống của những con người khác ngoài nhân vật.

      Bên cạnh đó, nếu so sánh hình ảnh “mái chèo” thì có thể thấy “mái chèo” trong câu thơ của Huy Cận thể hiện sự mệt mỏi, chán chường vì không biết đích đến là đâu. Còn “mái chèo” của ngư ông trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện sự nghỉ ngơi sau một chặng hành trình dài trước khi quay về điểm khởi đầu.

      Do đó, nếu xét trên ý nghĩa, ý tứ của câu thơ thì chúng ta có thể thấy nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn cô độc, không biết đích đến. Còn nỗi buồn của ngư ông trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn nhớ nhà nhưng không phải cô độc. Vì thế, nỗi buồn của Huy Cận lớn hơn so với nỗi buồn của ngư ông trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan.

Leave a Comment