Đề thi của kỳ thi Đánh giá năng lực – ĐH Quốc Gia TPHCM không nhằm kiểm tra khả năng học thuộc bài mà kiểm tra khả năng về ngôn ngữ, tư duy logic, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề của thí sinh. Do vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ cấu trúc đề thi, độ khó dễ từng phần và nhận biết khả năng của bản thân để có cách làm bài hợp lý. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc đề thi, độ khó dễ của các phần và sau đó là các kỹ năng làm bài hiệu quả nhất.
Thí sinh tìm hiểu các kỹ năng làm bài thi dưới đây và tham gia rèn luyện các đề thi đánh giá năng lực biên soạn dành cho luyện thi đánh giá năng lực để có được trải nghiệm và chuẩn bị kiến thức, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi.
Cấu trúc của đề thi được tích hợp các kỹ năng đọc hiểu, phân tích vấn đề để đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh bao gồm sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề với 120 câu chia làm 3 phần: (xem chi tiết bài Cấu trúc đề thi Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2020 – ĐH Quốc Gia TPHCM)
- Phần 1: Ngôn ngữ – 40 câu – 400 điểm
- Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu – 30 câu – 300 điểm
- Phần 3: Giải quyết vấn đề (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) – 50 câu – 500 điểm
Độ khó, phức tạp của câu hỏi các phần thường được phân bố như sau:
- Phần Ngôn ngữ: các câu hỏi thường đơn giản, ít phức tạp, chiếm ít thời gian làm bài.
- Phần Giải quyết vấn đề: các câu hỏi phân bố đều từ độ phức tạp trung bình đến khó bao quát nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.
- Phần Toán, tư duy logic và phân tích: các câu hỏi đòi hỏi tính toán, phân tích và thường chiếm nhiều thời gian.
Các kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực mà thí sinh cần rèn luyện:
XÁC ĐỊNH THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC PHẦN KHI LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Thí sinh cần phân bố thời gian phù hợp cho từng phần của đề thi vì điểm số của các phần là khác nhau. Thứ tự ưu tiên khi làm bài thi đánh giá năng lực nên như sau:
- Tập trung làm nhanh các câu hỏi phần Ngôn ngữ để tiết kiệm thời gian cho các phần đòi hỏi tính toán và tư duy phức tạp.
- Tiếp theo thí sinh cần lướt qua một lượt các câu hỏi phần Giải quyết vấn đề, ưu tiên chọn lĩnh vực sở trường của mình trong các môn khoa học tự nhiên như hoá, lý, sinh hoặc khoa học xã hội như địa lý, lịch sử để làm. Thí sinh nên làm các câu dễ, sở trường trước, rồi đến các câu hỏi phức tạp, đòi hỏi tư duy giải quyết vấn đề. Các câu hỏi khó quá thì tạm thời bỏ qua, đánh dấu lại để quay lại làm sau.
- Sau cùng thí sinh hãy dành thời gian làm các câu hỏi phần Toán, tư duy logic và phân tích số liệu.
Các câu hỏi khó, không thể trả lời hãy làm cuối cùng, thí sinh có thể chọn một đáp án trả lời “cầu may” dựa trên cảm giác của mình. Hãy trả lời tất cả các câu hỏi, đừng bỏ sót câu hỏi nào!
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU
Thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi, tìm hiểu kỹ dữ liệu cho ngay trong câu hỏi và vận dụng khả năng suy luận để trả lời.
- Đọc lướt qua câu hỏi để hiểu sơ vấn đề.
- Đọc kỹ và chú ý đến các từ khoá, dữ liệu chính của câu hỏi.
- Đọc lần cuối, vận dụng các dữ liệu, sử dụng phương pháp loại trừ để xác định đáp án trả lời.
XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC KIẾN THỨC CÒN HẠN CHẾ ĐỂ BỔ SUNG KỊP THỜI
Các câu hỏi của đề thi đánh giá năng lực được bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm những kiến thức cơ bản của các môn học ở THPT và ứng dụng trong thực tế. Do vậy bạn cần ôn tập tất cả các môn học ở THPT, các kiến thức ứng dụng thực tế qua các thông tin trên báo chí, internet,..
Bạn cần thử làm ít nhất 3 đề thi thử Đánh giá năng lực để biết lĩnh vực nào của mình còn hạn chế để sắp xếp thời gian nhiều hơn để bổ sung kiến thức cho lĩnh vực đó.
RÈN LUYỆN TÂM LÝ LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực là 150 phút. Bạn cần rèn luyện thói quen làm bài thi đánh giá năng lực như sau:
- Chuẩn bị không gian yên tĩnh, không bị người khác làm phiền trong thời gian làm bài. Nếu bạn rủ thêm bạn để cùng tập trung làm thì rất tốt, nhưng mỗi người mỗi vị trí cách nhau, tránh nói chuyện trao đổi, làm phiền.
- Sắp xếp thời gian liên tục 150 phút để tập trung làm bài.
- Tập trung làm bài theo các cách thức như chia sẻ ở trên.
- Cuối mỗi bài thi, bạn cần để dành 5 phút để rà soát lại tất cả các câu hỏi và phương án trả lời trước khi kết thúc hoàn thành bài làm.
- Sau mỗi bài làm, bạn cần thêm 15 phút để xem lại và rút ra bài học kinh nghiệm, các lĩnh vực cần bổ sung kiến thức.
Mỗi tuần ít nhất bạn cần thực hiện rèn luyện ít nhất 1 – 2 lần làm bài thi đánh giá năng lực để rèn luyện thói quen phân bố thời gian làm các câu hỏi tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, đồng thời chuẩn bị tốt tâm lý làm bài thi đánh giá năng lực trong thời gian liên tục 150 phút.
Hãy tham gia rèn luyện các đề thi đánh giá năng lực biên soạn dành cho luyện thi đánh giá năng lực để có được trải nghiệm và chuẩn bị kiến thức, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi này!
Th.S. Phương Duy
Ztest.vn