Phải Làm Gì Khi Có Quá Nhiều Thứ Để Làm?

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác “ ngập mặt” trong công việc chưa? Vậy làm sao bạn vượt qua được chúng? Bài viết sau đây sẽ hỗ trợ bạn đấy.

1.Dọn dẹp

Việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu một ngày mới là đi dọn dẹp. 

Vậy thì bạn sẽ phải dọn cái gì? Đó chính là bạn cần sắp xếp lại công việc theo mức độ ưu tiên. 

Dưới đây là một số bước bạn có thể làm:

  • Lên danh sách các việc bạn cần phải làm xong trong ngày hôm nay. Đấy có thể là bài tập về nhà mà hôm nay là deadline, hoặc lên kế hoạch cho một bài thuyết trình lấy điểm cuối kỳ. Lên một danh sách những việc mà bạn cần làm. Bạn chỉ nên viết ra 5 việc quan trọng nhất cần ưu tiên làm trong ngày hôm nay. Vì như thế, bạn sẽ cảm thấy đỡ bị “ ngộp” trong công việc hơn.
  • Lập danh sách vài việc cho ngày mai và trong tuần này. Nếu có công việc nào bạn có thể để mai làm, hoặc trong tuần này thì hãy sắp xếp sang các ngày hôm sau. Và nên nhớ mỗi ngày đừng quá 5 đầu việc để không bị ngộp bạn nhé.
  • Cái nào không cần làm thì nên bỏ đi, đừng tham lam. Ví dụ nếu có bạn bè nhắn tin trên Facebook, không nhất thiết bạn phải trả lời ngay. Và khi bạn đang trong tình trạng ‘ngập mặt’, đừng nhận thêm bất kỳ một công việc hoặc một cuộc hẹn mới nào cả.

2. Tập trung vào một thứ

Nếu trên bàn có 5 món ngon mà bạn đều thích, thật khó để chọn xem mình muốn gắp món nào. Nhưng đây là việc bạn phải làm, ‘gắp ra’ một việc và tập trung hoàn toàn vào việc đấy.

Ban đầu sẽ hơi khó vì chúng ta hay tiếc. Ta làm việc A nhưng đầu vẫn lo lắng đến việc B, C, D, nên luôn không tập trung được. Vậy nên bạn cần làm từng việc một.

Cách làm từng thứ một như thế này:

  • Chọn ra một việc để bắt đầu đầu tiên. Nhìn xem trong danh sách việc bạn cần giải quyết hôm nay, cái nào là quan trọng nhất.
  • Bỏ hết mọi thứ xung quanh. Tắt hết mọi cửa sổ trình duyệt, tắt hết cả thông báo điện thoại và để điện thoại sang một bên. Bạn chỉ nên tập trung cho công việc đấy thôi. Vì như thế sẽ khiến khả năng giải quyết công việc của bạn sẽ cao hơn.
  • Khi bạn đã xong việc đấy, bạn có thể chuyển sang việc số hai. Đừng chuyển khi chưa làm xong bạn nhé.

3.Lập bản kế hoạch ‘Những thứ không nên làm”

Bình thường bạn sẽ lên danh sách những việc cần làm vậy bây giờ bạn có thể làm thêm một bảng là những thứ không nên làm.

Trong tuần,  bạn nên dành ra 1 đến 2 tiếng để nghĩ xem có dự án hoặc những lời mời mình có thể từ chối không.  Nó sẽ giúp bạn giảm nhẹ đi các công việc và đơn giản hóa cuộc sống của mình hơn.

Vì người Việt chúng ta hay muốn giúp đỡ người khác nên dễ bị ‘ngập mặt’ trong nhiều việc. Thời gian của chúng ta có hạn thôi, hãy dành thời gian làm việc mình thích thay vì làm điều người khác nhờ.

4.Tập thiền: Nhận biết mình đang làm gì

Cái này bạn có thể tập cả ngày, bất kỳ lúc nào.

Ngay bây giờ bạn cũng có thể tập.  Thử nhắm mắt lại và nghĩ xem mình đang làm gì, mình có cảm xúc như thế nào, mình có biết ơn những gì mình đang có không.

Khi rửa bát, bạn tập ‘thiền’ bằng cách tập trung vào việc rửa bát.

Khi đi đường,  tập thiền bằng cách nhìn đường phố thay vì nghĩ đến dự án cần giải quyết.

Khi nghe nhạc, ta tập thiền bằng cách tập trung đắm mình vào lời bài hát, thay vì tưởng tượng xa xôi những chuyện khó khăn.

Nguồn: https://anhtuanle.com/2018/03/21/phai-lam-gi-khi-co-qua-nhieu-thu-de-lam/

Leave a Comment